Ý thức của Đấng toàn năng – toàn tri và toàn hiện

766
0

Ý thức này tồn tại vĩnh hằng vượt trên Trời đất

Có một ý thức trong mọi ý thức, có một hiểu biết trong mọi hiểu biết, có một tâm trí trong mọi tâm trí, đó là ý thức của Đấng toàn năng, toàn tri và toàn hiện. Là suối nguồn của mọi sáng tạo đã và đang hiện hữu trong Vũ trụ này.

Ngay cả những nơi tối tăm nhất, “nơi ánh sáng của mặt trời, mặt trăng hay những vật có đại thần lực như vậy” không chiếu tới được, Ý thức đó vẫn hiện hữu thường trực. Đó là phao cứu sinh của những kẻ tội lỗi biết quay đầu, là hạt giống Bồ đề, là lòng từ bi và xót thương của Đấng tối cao, là phương tiện của Đấng cứu thế.

Mục 16-17, thư bàn giao tuần thứ 8 trong cuốn The Master Key System – 24 Bài Học Thần Kỳ Nhất Thế Giới nói rằng:

  1. Khi bạn đã nhận thức được một cách kỹ lưỡng thực tế rằng tâm trí là nguyên tắc sáng tạo duy nhất, rằng nó là cái Toàn năng, Toàn tri và Toàn hiện, và rằng bạn có thể hòa hợp một cách có ý thức với Đấng Toàn năng này thông qua sức mạnh tư tưởng của mình, lúc này bạn đã tiến được một bước dài theo đúng hướng rồi đấy.

  2. Bước tiếp theo là đặt bản thân vào vị trí có thể tiếp nhận được sức mạnh này. Bởi nó là cái Toàn hiện, nên nó phải ở trong bạn. Chúng ta biết điều này là như vậy bởi chúng ta biết rằng tất cả sức mạnh đều xuất phát từ bên trong, nhưng sức mạnh bên trong này cần phải được phát triển, khai mở, và trau dồi. Để làm được điều đó, chúng ta phải kiến tạo tâm thế tiếp thu, và cách xây dựng thái độ tiếp thu này cũng giống như cách tăng cường sức khỏe thể chất – đó là thông qua quá trình luyện tập.

“Tánh không” – toàn hiện là bản chất của Vũ trụ cho đến tận cùng, “tánh biết” – toàn tri là phẩm chất của Vũ trụ này. Tại sao “Tánh không” lại toàn hiện?

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử giảng: “Trí hư cực, thủ tĩnh đốc. Vạn vật tịnh tác, ngô dĩ quan kỳ phục”, tạm diễn nghĩa là: “Hư không cùng cực, hết sức yên tĩnh, vạn vật đua sống, ta nhân đó xem chúng trở về”. Vạn vật phồn thịnh đều trở về căn nguyên, căn nguyên của vạn vật tức là đạo. Trở về căn nguyên thì tĩnh, tĩnh là bản tính của mọi vật. Giữ cho tâm trí được tĩnh lặng, ổn định, không bị ảnh hưởng tác động bên ngoài thì có thể nhìn thấu tỏ nhiều điều.

Ở nơi tận cùng căn nguyên vạn vật đều vắng lặng tĩnh mịch, vì tĩnh mịch nên gọi là hư không. Khoa học lượng tử phát hiện ra rằng:

Mỗi nguyên tử được cấu tạo từ 3 loại hạt gồm: proton, electron, neutron. Trong đó, proton và neutron được nằm trong tâm của nguyên tử và chúng có khối lượng nặng hơn electron. Proton và neutron có trọng lượng xấp xỉ nhau khoảng 1800 electron.

– Proton: Proton là hạt mang điện tích dương và được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử, nó được phát hiện bởi Ernest Rutherford trong những thí nghiệm tiến hành vào những năm từ 1911 – 1919. Số lượng proton giúp xác định được nguyên tử này là nguyên tố gì, chẳng hạn như nguyên tử Cacbon có 6 proton, nguyên tử Hydro có 1 proton và nguyên tử oxi có 8 proton.  Số lượng proton trong 1 nguyên tử được gọi là số nguyên tử của nguyên tố này.

– Neutron: Neutron là hạt không mang điện tích và được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử. Nhà hóa học người Mỹ W.D. Harkins đã tiên đoán chính xác về sự tồn tại của neutron vào năm 1920(như một phức hợp proton-electron) và là người đầu tiên sử dụng từ “neutron” trong mối liên hệ với hạt nhân nguyên tử. Và khối lượng của 1 neutron thường lớn hơn khối lượng của 1 proton.

– Electron: Electron là hạt mang điện tích âm và sẽ bị hút về proton có điện tích dương. Electron có khối lượng xấp xỉ bằng 1/1836 so với của proton. Chúng được  J. J. Thomson cùng các cộng sự người Anh phát hiện ra electron có biểu hiện của một hạt cơ bản vào năm 1897. Electron có vai trò cơ bản ở nhiều hiện tượng vật lý, như điện, từ học, hóa học và độ dẫn nhiệt. Ngoài ra nó cũng tham gia vào tương tác hấp dẫn, điện từ và yếu.

Theo các thí nghiệm khoa học, Neutron tự do có thời gian tồn tại cỡ 10 đến 15 phút và sau đó nhanh chóng phân rã thành một proton, một hạt điện tử (electron) và một phản neutrino. Điều này đúng với mô tả trong Vô Cực Đồ của Hi Di tiên sinh Trần Đoàn lão tổ từ nhiều ngàn năm trước: Hư không sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái.

Cũng theo Lão Tử:

Có vật hỗn độn mà nên, nó chứa đựng tất cả, nó sinh ra trước trời đất, lặng thầm biết bao, cô đơn biết bao. Nó đứng một mình không thay đổi. Nó trở về với chính nó và là mẹ của thiên hạ. Vậy bản chất của Đạo là sự yên lặng trống không. Sự yên lặng trống không này rõ ràng là không có gì ngoài cái trống không nhưng theo Lão Tử, sự trống không đó lại có một nội dung xác định. Nó là cái đầu tiên, uyên nguyên của trời đất. Nó vô cùng, vô tận “Đón nó thì không thấy đầu, theo nó thì không thấy đuôi.

Trong Kinh thánh viết rằng:

SÁNG THẾ KÝ 1:1-5

Ban đầu, Đức Chúa Trời sáng tạo trời và đất. Đất không có hình dạng và trống không, bóng tối bao trùm mặt vực, và Thần của Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước. Đức Chúa Trời phán: “Phải có ánh sáng,” thì có ánh sáng. Đức Chúa Trời thấy ánh sáng là tốt đẹp. Đức Chúa Trời phân rẽ ánh sáng khỏi bóng tối. Đức Chúa Trời gọi ánh sáng là “ngày,” và bóng tối là “đêm.” Vậy, có buổi tối và buổi sáng. Đó là ngày thứ nhất.

SÁNG THẾ KÝ 1:6-8

Đức Chúa Trời lại phán: “Phải có một cái vòm giữa khối nước để phân cách nước với nước.” Đức Chúa Trời làm nên vòm trời và phân cách nước ở dưới vòm với nước ở trên vòm, thì có như vậy. Đức Chúa Trời gọi cái vòm là “bầu trời.” Vậy, có buổi tối và buổi sáng. Đó là ngày thứ hai.

SÁNG THẾ KÝ 1:9-13

Đức Chúa Trời phán: “Nước dưới bầu trời phải tụ lại một nơi và phải có chỗ khô cạn xuất hiện,” thì có như vậy. Đức Chúa Trời gọi chỗ khô cạn là “đất,” còn khối nước tụ lại là “biển.” Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt đẹp. Đức Chúa Trời phán: “Đất phải sinh thảo mộc: cỏ kết hạt giống, cây trên đất tùy theo loại mà ra trái và kết hạt,” thì có như vậy. Đất sinh cây cỏ: cỏ kết hạt tùy theo loại, cây ra trái và trong trái có hạt, tùy theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt đẹp. Vậy, có buổi tối và buổi sáng. Đó là ngày thứ ba.

SÁNG THẾ KÝ 1:14-19

Đức Chúa Trời phán: “Phải có các vì sáng trên vòm trời để phân biệt ngày với đêm, để làm dấu hiệu xác định các mùa, ngày và năm; và để làm các vì sáng trên vòm trời soi sáng quả đất,” thì có như vậy. Đức Chúa Trời tạo nên hai vì sáng lớn: vì sáng lớn hơn để cai quản ban ngày, vì sáng nhỏ hơn để cai quản ban đêm. Ngài cũng tạo nên các ngôi sao. Đức Chúa Trời đặt các vì sáng đó trên vòm trời để soi sáng quả đất, cai quản ban ngày và ban đêm, và phân rẽ ánh sáng khỏi bóng tối. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt đẹp. Vậy, có buổi tối và buổi sáng. Đó là ngày thứ tư.

SÁNG THẾ KÝ 1:20-23

Đức Chúa Trời phán: “Nước phải đầy dẫy các loài thủy sinh vật, và phải có các loài chim bay lượn trên mặt đất dưới vòm trời.” Đức Chúa Trời sáng tạo các loài cá khổng lồ, mọi loài động vật thủy sinh, tùy theo loại mà sinh sôi nẩy nở trong nước, và mọi loài chim có cánh tùy theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt đẹp. Đức Chúa Trời ban phước cho các loài đó và phán: “Hãy sinh sôi nẩy nở thật nhiều, làm cho đầy dẫy dưới biển; còn các loài chim hãy gia tăng thật nhiều trên đất.” Vậy, có buổi tối và buổi sáng. Đó là ngày thứ năm.

SÁNG THẾ KÝ 1:24-31

Đức Chúa Trời phán: “Đất phải sinh các động vật tùy theo loại: gia súc, các loài bò sát và thú rừng tùy theo loại,” thì có như vậy. Đức Chúa Trời tạo nên các loài thú rừng tùy theo loại, gia súc tùy theo loại, và mọi loài bò sát trên đất tùy theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt đẹp. Đức Chúa Trời phán: “Chúng Ta hãy tạo nên loài người theo hình ảnh Chúng Ta và giống như Chúng Ta, để quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài gia súc, và khắp cả đất, cùng mọi loài bò sát trên mặt đất.” Đức Chúa Trời sáng tạo loài người theo hình ảnh Ngài. Ngài sáng tạo loài người theo hình ảnh Đức Chúa Trời. Ngài sáng tạo người nam và người nữ. Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán: “Hãy sinh sản, gia tăng gấp bội và làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời và mọi loài bò sát trên mặt đất.” Đức Chúa Trời lại phán: “Nầy, Ta sẽ ban cho các con mọi thứ cỏ kết hạt mọc khắp mặt đất, cùng mọi loài cây ra trái có hạt. Đó sẽ là thức ăn cho các con. Còn các loài thú rừng, loài chim trên trời, loài vật bò sát trên mặt đất, và bất cứ loài nào có sự sống thì Ta ban mọi thứ cỏ xanh dùng làm thức ăn,” thì có như vậy. Đức Chúa Trời thấy mọi việc Ngài đã tạo dựng thật rất tốt đẹp. Vậy, có buổi tối và buổi sáng. Đó là ngày thứ sáu.

Đây là một cách diễn giải về sự hình thành của Vũ trụ từ hư vô. “Thiên chúa phán” – là ý thức của Đấng toàn năng – là Tâm trí phổ quát mà tác giả của cuốn sách The Master Key System – 24 Bài Học Thần Kỳ Nhất Thế giới muốn nói đến. Bởi vậy ý thức này là toàn năng, toàn tri và toàn hiện. Ý thức của Đấng sáng tạo có mặt ở khắp mọi nơi, trong mọi vật, trong Đạo Phật gọi là “tánh biết” – toàn tri.

Sự thật – lẽ thật chỉ có một, cách diễn giải thì vô số.

Nhận biết này có giá trị gì đối với đời sống con người?

Vạn vật đều khởi đầu từ hư không, vậy chúng ta có thể bắt đầu sự nghiệp của mình từ tay trắng được chăng? Chúng ta là một kênh dẫn của Vũ trụ toàn năng, chúng ta có đủ nguyên vật liệu để sáng tạo ra đời sống của mình. Nhưng trước hết phải xem chúng ta muốn sáng tạo ra cái gì? Từng bước một, cũng như cách mà Thiên Chúa đã làm.

Phải có một ý thức về điều chúng ta muốn, ý thức tạo tác đó phải có trước khi lời của Đấng toàn năng được phán ra. Thiên Chúa – Đấng toàn năng không tạo ra mọi thứ cùng một lúc, mà phải cần tới 6 ngày. Vậy tại sao chúng ta lại muốn tạo ra mọi thành tựu trong một đêm? Để xây dựng một ý tưởng, cần thời gian để thực hiện và hoàn thiện qua mỗi ngày.

Chúng ta quá nôn nóng muốn làm tất cả mọi việc trong một lúc, thứ mà ngay cả Đấng sáng thế toàn năng cũng không thể làm được. Thiên Chúa tạo ra mảnh vườn vào ngày thứ 2, vì ngày thứ nhất Ngài đang suy tư và hình dung về mảnh vườn mà Ngài sẽ tạo ra. Rồi Ngài ấy tiếp tục hoàn thiện khu vườn vào những ngày tiếp theo, chúng ta cũng nên tạo ra mảnh vườn của chính mình rồi hoàn thiện nó mỗi ngày sau đó, thay vì mỗi ngày chúng ta tạo ra một mảnh vườn khác nhau.

“Mỗi ngày ở Thiên đàng bằng cả trăm năm nơi hạ giới”, Trời-Đất được tạo ra như thế trong nhiều trăm – nghìn năm Thái dương lịch. Chúng ta cũng cần thời gian để tạo ra khu vườn của mình. Thời gian này không phải là quy ước 24 giờ, mà là tiến trình của sinh mệnh. Cây Lúa cần 3-4 tháng để cho thu hoạch, Cây Xoài cần tới 3-4 năm mới cho quả, Cây Lim cần 30-40 năm mới có thể lấy làm gỗ.

Mỗi loài – mỗi sinh mệnh có một tiến trình riêng biệt, mỗi ý tưởng cần thời gian khác nhau để hoàn thiện, mỗi cuộc đời có một tiến trình sinh mệnh khác nhau để đơm hoa kết trái. Vũ trụ này phong phú tới mức mọi hình mẫu đều đã sẵn có, bất kể chúng ta muốn trở thành ai chúng ta đều có thể dựa vào những hình mẫu đó để phát triển bản thân mình. Vũ trụ này cũng phong phú tới mức, có đủ nguyên liệu cho chúng ta sáng tạo nên những mảnh vườn khác biệt.

Khác biệt nghĩa là dựa trên hình mẫu có sẵn để sáng tạo nên những cải tiến mới mẻ, dựa trên năng lực sáng tạo của Tư duy. Những gì hiện lên trong tâm trí chúng ta là sự kết hợp của nhận thức(nhân) và điều kiện bên ngoài(duyên). Đó là lý duyên khởi trong Đạo Phật, tuân theo tiến trình của Vô cực đồ mà vạn vật được sinh sôi nảy nở.

Khi nhận thức được tiến trình này một cách sâu sắc, tâm trí của chúng ta trở nên hòa hợp với dòng chảy Ý thức của Vũ trụ toàn năng. Khi đó, mọi thành tựu trở thành biểu hiện tất yếu của Vũ trụ thông qua đời sống của chúng ta.

Duong Kiyosaki
WRITTEN BY

Duong Kiyosaki

Là một Speaker, công việc của tôi là truyền cảm hứng tới mọi người.

Để lại một bình luận