Khởi nguyên Vũ trụ từ Đạo nhân đến Khoa học biện chứng
Trong bài đăng Ý thức của Đấng toàn năng – toàn tri và toàn hiện chúng ta đã đi đến thống nhất rằng:
Vô Cực Đồ của Hi Di tiên sinh Trần Đoàn lão tổ từ nhiều ngàn năm trước khi nó về Vũ trụ đã diễn tả rằng: Hư không sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái.
Kinh Thánh cũng nói rằng, ban đầu Thiên Chúa tạo ra loài người là một người Đàn Ông(Adam) và một người Đàn Bà(Eva). Người Đàn Ông biểu tượng cho cực dương(+), và Người Đà Bà biểu tượng cho cực âm(-). Từ đó mới khởi tạo vạn vật để phục vụ cho 2 con người này.
Đức Phật đã nói đến điều này và còn nói rất rõ. Thật vậy, trong bài kinh “Khởi Thế Nhân Bổn”, bài kinh giải thích về sự hình thành thế giới và con người, Đấng A La Hán, Thế Gian Giải đã mô tả rất cụ thể:
11. Này Vàsettha, lúc bấy giờ, vạn vật trở thành một thế giới toàn nước đen sẫm, một màu đen khiến mắt phải mù. Mặt trăng, mặt trời không hiện ra; sao và chòm sao không hiện ra; không có ngày đêm; không có tháng và nửa tháng; không có năm và thời tiết; không có đàn bà, đàn ông. Các loài hữu tình chỉ được xem là loài hữu tình mà thôi.
Này Vàsettha, đối với các loài hữu tình ấy, sau một thời gian rất lâu, vị đất tan ra trong nước. Như bọt nổi lên trên mặt cháo sữa nóng đang nguội dần, cũng vậy đất hiện ra. Ðất này có màu sắc, có hương và có vị. Màu sắc của đất giống như đề hồ hay thuần túy như tô, vị của đất như mật ong thuần tịnh” (Kinh số 27, Trường bộ 2 = [So.51.11] (1))
“Lúc bấy giờ, vạn vật là một thế giới toàn nước đen sẫm, một màu đen khiến mắt phải mù(Akasha – vật chất tối).” Điều này cho thấy khởi thủy Vũ trụ vốn hư tịch vắng lặng, đó như điểm tận cùng của mọi hỗn độn.
Triết gia đời Tống Chu Đôn Di (1017-1073 CE) viết “Thái Cực Đồ thuyết” và đã trở thành hòn đá tảng đối với vũ trụ quan của các nhà nho phái “Tống Minh”. Tác phẩm của ông tổng kết nhiều khía cạnh của đạo Phật Trung Hoa và đạo Lão, cùng nhiều luận giải các khái niệm trừu tượng trong Kinh Dịch.
Các thuật ngữ chính mà ông nói đến trong “Thái Cực Đồ thuyết” là “thái cực” và “vô cực”:
“Vô cực” là chưa thành “thái cực”. “Thái cực” hoạt động tạo ra dương, khi chuyển động đến giới hạn, nó trở nên tĩnh. Trong tĩnh, nó tạo ra âm, tới cực đại, nó lại hoạt động. Động và tĩnh chuyển hóa, cái này là nền của cái kia. Khi âm và dương đã phân hóa, hai trạng thái xuất hiện. Sự chuyển hóa và kết hợp của âm và dương tạo ra kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Với ngũ hành, các thời kỳ biến đổi của khí được sắp xếp hài hòa, qua đó bốn mùa được tiếp diễn. Ngũ hành đơn giản là âm và dương, âm và dương chẳng qua chính là thái cực, thái cực có nền tảng từ vô cực. Do vậy, trong quá trình tạo ra ngũ hành, mỗi hành đều chứa đựng bản chất riêng của nó. (tr. Adler 1999:673-4)
Những thí nghiệm khoa học lượng tử về chuyển động gần đây đã cung cấp cho chúng ta thêm bằng chứng về sự chính xác của những hiền triết cổ xưa.
a, Hình ảnh trùng hợp về sự giao thoa giữa trạng thái SPDC tham chiếu và trạng thái thu được bởi chùm bơm có hình dạng biểu tượng Âm và Dương (hiển thị trong hình nhỏ). Quy mô bên trong giống như trong cốt truyện chính.
b, Biên độ và cấu trúc pha được tái tạo của hình ảnh được in trên máy bơm chưa biết.
Đó có thể là biểu tượng vô cực(♾️), cũng là biểu tượng thái cực(-/+) mà các nhà hiền triết Phương Đông đã đề cập hàng ngàn năm trước. Bản thân bức ảnh về thí nghiệm này được thực hiện như cách đo biểu đồ điện tim, ghi lại mật độ rung động của “các hạt” theo thời gian tịnh tiến. Bản thân “các hạt” Proton, Neutron hay Electron khi quan sát ở cực điểm cũng chỉ là các chuyển động dạng sóng chứ không phải là các hạt vô cơ có hình dạng.
Thí nghiệm này đã đi đến đồng với nhất lời tiên đoán của các Đạo nhân – các bậc Hiền triết cổ xưa. Điều này cho phép chúng ta tin tưởng về khởi nguyên của Vũ trụ vốn từ nơi hư tịch vắng lặng, qua thời gian đã tiến hóa như hiện tại.
Bạn sẽ băn khoăn:
Những điều này thì giúp ích gì cho chúng ta cơ chứ?
Khởi chí lập nghiệp từ con số 0, bắt đầu với con số âm(-)
Trong bài viết trước chúng ta cũng đã từng đặt ra câu hỏi băn khoăn rằng:
Vạn vật đều khởi đầu từ hư không, vậy chúng ta có thể bắt đầu sự nghiệp của mình từ tay trắng được chăng?
Bây giờ chúng ta hãy thử đặt mình vào trạng thái lượng tử, nơi mà Vũ trụ bắt đầu hình thành. Một vũ trụ bao la rộng lớn với hàng triệu tỷ ngôi sao, hàng trăm ngàn dải ngân hà, hàng tỷ Thái Dương Hệ, hàng vạn hành tinh giống Trái Đất, Mặt Trăng, hay Sao Hoả… đã được tạo nên từ nơi hư tịch vắng lặng – tính không(tánh không).
Trong quá trình sinh sản, tinh trùng của người đàn ông kết hợp với noãn cầu(trứng) của người phụ nữ để tạo nên bào thai. Rồi phát triển qua ngày tháng sinh ra một con người. Nhưng trước khi đứa trẻ được tạo ra(quả), hẳn phải có ý thức về sự tạo tác này(nhân). Điều này cũng thể hiện tính biết – tánh biết(toàn tri) trong mọi tạo vật mà chúng ta đã đề cập ở những bài trước.
Mọi thứ vốn được khởi tạo từ con số 0, những thiên tài sáng tạo vốn dĩ cũng khởi tạo mọi thứ từ ý thức tạo tác bên trong họ. Chính Ý thức đó là nhân tố để mọi thứ vĩ đại được bắt đầu.
Sau khi ý thức tạo tác được hình thành, ý tưởng được thiết kế, chúng ta bắt đầu tìm kiếm các nguồn lực để thực hiện hóa ý tưởng đó. Bất cứ ai cũng có thể tạo nên cuộc sống của riêng mình bằng nguyên liệu sẵn có trong Vũ trụ này. Vậy nên, khi chúng ta muốn khởi sự bất cứ thứ gì hãy nhớ đến nguyên tắc này.
Nhờ nguồn nguyên liệu phong phú từ Vũ trụ giúp chúng ta thực hiện hóa ý thức tạo tác của mình. Nếu thứ chúng ta tạo nên là hữu dụng, đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội, chúng ta sẽ tiếp tục thu hút thêm các nguồn lực bên ngoài và mở rộng thêm quy mô sản xuất. Từ đó tạo nên cơ nghiệp cho mình.
Vậy thì có gì có thể ngăn cản chúng ta bắt đầu xây dựng ý thức tạo tác của mình hay không? Việc còn lại hoàn toàn dựa vào quyết định của chính chúng ta mà thôi.