Liệu có con đường nào hòa hợp cho tất cả mọi người?

364
0

Trong bài này chúng ta sẽ chỉ nói về “con đường”, không nói về tôn giáo.

Một học giả từng nói rằng, cả Phương Đông và Phương Tây đều đã thất bại. Phương Tây quá đề cao vật chất, cuối cùng họ tạo ra những người giàu có đau khổ. Phương Đông quá chú trọng tâm linh, cuối cùng họ tạo ra những người nghèo có vẻ hạnh phúc.

Đức Phật Thích Ca sinh ra trong dòng dõi hoàng tộc, là Thái tử của thành Ca-tỳ-la-vệ. Ông đã quyết định từ bỏ của cải vật chất(lợi dưỡng) để đi tìm con đường giải thoát khỏi những khổ đau của con người, trải qua những ngày tháng tu khổ hạnh trong rừng sâu núi thẳm, vật lộn với đói khát và cái chết. Cuối cùng nhờ những giọt sữa Dê của cô gái đi đường để cứu sinh mạng của mình và nhận ra con đường trung đạo.

Đức Chúa Giê-su được sinh ra nơi hang đá lạnh lẽo, trong một gia đình nghèo ở vùng quê hẻo lánh, cha của ông làm thợ mộc và mẹ của ông là người thợ đan lát. Ngài đã sớm bộc lộ trí tuệ của mình từ khi còn nhỏ, rồi cũng bước lên con đường cầu đạo bằng cách băng qua sa mạc Ả-Rập. Nơi mà con người thời đó tin rằng bất cứ ai đi vào đó để chịu những thử thách khắc nghiệt và có thể giữ mạng sống trở về sẽ được mọi người kính trọng. Cuối cùng Ngài ấy đã vượt qua mọi thử thách trở về, và mang trên mình sự thông thái tột cùng với sứ mệnh cứu rỗi loài người khỏi những khổ đau.

Đức Phật Thích Ca tìm ra cách giải thoát con người khỏi khổ đau, Đức Chúa Giê-su chịu đau đớn thay loài người trên cây Thánh giá. Kinh Phật hướng con người vào bên trong, Kinh Thánh hướng con người ra bên ngoài. Kinh Phật hướng dẫn con người buông bỏ, Kinh Thánh hướng dẫn con người đạt tới. Đức Phật đã tìm thấy con đường để đi vào bên trong, và Đức Chúa Giê-su đã tìm thấy con đường để đi ra bên ngoài.

Giống như hai thái cực của Trái đất vậy, những tín đồ sẽ luôn chọn một bên, hoặc là Phật, hoặc là Chúa. Người đã chọn Kinh Thánh sẽ không đọc Kinh Phật, và ngược lại. Đó là sự mất mát lớn nhất của con người.

Chúng ta sinh ra sau khi những vị ấy đã đến đây và rao giảng con đường của họ. Tại sao có Phật Thích Ca rồi, lại có thêm Chúa Giê-su? Chúa Giê-su là con của Đấng toàn năng – Thiên Chúa, chúng ta bao gồm cả Phật và mọi sinh linh trên thế gian này hay trong vũ trụ này đều là con cháu của Đấng toàn năng – Thiên Chúa. Thiên thần hay ác quỷ đều là sản phẩm của Đấng toàn năng – Thiên Chúa, nếu ngài chỉ tạo ra Thiên thần, mà không tạo ra ác quỷ, vậy ác quỷ ấy nằm ngoài phạm vi của Thiên Chúa sao? Thế thì Ngài ấy không còn là Đấng toàn năng nữa, Ngài ấy chỉ là Thiên Chúa của Thiên Đường với những Thiên Thần thân thiện mà thôi. Đấng tối cao mà chúng ta đang nói tới bao trùm tất cả không gian này.

Chúng ta là một một phần của cái toàn thể, thế thì cái bộ phận phải giống với cái toàn thể về chủng loại và phẩm chất; sự khác biệt duy nhất có thể có là sự khác biệt về mức độ. – Mục 26, Thư bàn giao tuần 13/24 bài học thần kỳ.

Phải thật dũng cảm để chấp nhận rằng, cả những điều tốt đẹp và xấu xa mà chúng ta đang chứng kiến đều mang tính sáng tạo của Đấng toàn năng. Trong cái tốt đẹp nhất cũng tồn tại những điều xấu xa, nếu không đã không có những Thiên thần sa ngã. Và trong cái xấu xa nhất cũng tồn tại những điều tốt đẹp, nếu không đã không có sự chết thay của Đức Giê-su để chuộc tội cho nhân loại.

Chúng ta là những người may mắn vì cùng lúc có hai Vị Thầy, tại sao phải chọn bên này hay bên kia? Tại sao chúng ta không chọn cả hai? Như vậy chúng ta sẽ trở thành một người toàn diện; với sự sung túc ở bên trong và sự phong phú ở bên ngoài.

Người nào đi đến tận cùng của Đạo Phật sẽ tìm thấy tính thần thánh bên trong vạn vật. Khi một người hiểu được Vô Thường, dứt lìa khổ đau, đi đến Vô ngã, người đó sẽ thấy được sự hiện diện của Đấng Toàn Năng trong vạn pháp. Cũng như thế, khi một người thấu hiểu ý Chúa, người đó sẽ tìm thấy “Phật tánh” đang hiện hữu nơi Đấng toàn năng.

The Master Key System – 24 Bài Học Thần Kỳ Nhất Thế Giới nói rằng:

Phải những người thật sự dũng cảm mới dám thừa nhận rằng: Sự thật chỉ có một, nhưng ngôn từ để diễn đạt thì vô số.

Chúng ta vẫn còn chưa nhận ra điều gì sao? Một người chỉ dẫn con đường thoát khỏi khổ đau, một người chết thay cho sự đau khổ của nhân loại. Tại sao chúng ta lại tự đóng đinh tâm trí mình trên Cây Thập Tự. Hãy cởi bỏ xiềng xích mê mờ, hãy để cho sự hy sinh của Đức Giê-su và sự miệt mài của Đức Phật Thích Ca thực sự có ý nghĩa.

Duong Kiyosaki
WRITTEN BY

Duong Kiyosaki

Là một Speaker, công việc của tôi là truyền cảm hứng tới mọi người.

Trả lời