Con đường phát triển bản thân toàn diện thuận tự nhiên

558
0

Hiểu được tính thần thánh bên trong

Nếu xét nét về “nhân – nghĩa – lễ – trí – tín – dũng – giác – tỉnh” theo tiêu chuẩn miệng của xã hội, sẽ chẳng có người nào hoàn hảo toàn diện. Dù là bậc vĩ nhân cũng sẽ có người không vừa mắt, chẳng vừa lòng. Vậy nên, nếu cứ cố gắng chạy theo những lời đàm tiếu xã hội, chúng ta sẽ chẳng còn thì giờ để sống cho chính mình nữa.

Một người được coi toàn diện nghĩa là người đó có thể đạt tới sự sung túc bên trong và sự phong phú bên ngoài. Với một người trí tuệ sáng suốt, anh ta sẽ tìm thấy sự sung túc và bình an bên trong, khi anh ta đem trí tuệ của mình phục vụ cho sự phát triển của nhân loại, anh ta đang trên con đường trở thành một kênh cho dòng chảy của Trí tuệ Vô hạn.

Trong bài viết Liệu có con đường nào hòa hợp cho tất cả mọi người?, chúng ta đã đi đến nhận biết rằng:

Đức Phật chỉ cho chúng ta con đường để đi vào bên trong, và Đức Chúa Giê-su chỉ cho chúng ta con đường để đi ra bên ngoài.

Đức Phật Thích Ca sau khi xả bỏ toàn bộ đời sống vương giả, bước vào con đường tu khổ hạnh trong rừng sâu núi thẳm như trút bỏ hết những lợi lạc mà trước đó tấm thân ông ấy đã được hưởng lợi từ gia tộc. Cho đến hơi thở cuối cùng, giữa lằn ranh sinh tử, một gái qua đường đã tái sinh ông ấy bằng những giọt Sữa Dê. Một sự sống mới bắt đầu, ông ấy đã lột bỏ hết mọi lớp áo bên ngoài, cả tấm thân ngọc ngà ông ấy cũng đã buông xuống.

Đó là quá trình gột rửa thân – tâm, để điều chỉnh cái Tâm trí Cá nhân theo Tâm trí Phổ quát. Vô ngã nghĩa là không còn cái ngã riêng tư, không còn tâm trí cá nhân, mà trở thành một với Tâm trí Phổ quát – trở thành một với Đấng toàn năng.

Khi trở thành một với Đấng toàn năng, chúng ta sẽ hiểu rằng; Tất cả những hình thức tồn tại đang hiện hữu hay không hiện hữu trong vũ trụ này đều là sự giao phó của Đấng toàn năng – Là một kênh dẫn của Thiên Chúa tối cao. Và sự công bình của Ngài sẽ không để cho bất cứ đứa con nào phải chịu thiệt. Và rằng: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.”

Anh – em này là đúng nghĩa anh em, và tất cả chúng ta đều có chung một nguồn gốc – Thiên Chúa đã sáng tạo ta chúng ta. Và Thiên Chúa – Đấng toàn năng, toàn tri và toàn hiện có đủ sự phong phú cho bất cứ ai muốn sung túc, hạnh phúc và thành tựu. Và rằng sự phong phú của ngài nhiều tới nỗi không chỉ có một Bill Gates, mà còn có những Jeff Bezos, Elon Musk, Warren Buffet,… Không chỉ có mỗi Nikola Tesla, mà còn có những Thomas Edition, Issac Newton, Albert Einstein,… Không chỉ có Leonardo da Vinci, Pablo Picasso, mà còn có những Beethoven, Mozart, Good Piano, William Shakespeare,

Không có giới hạn nào cho sự phong phú của Thiên Chúa – Đấng toàn năng, toàn tri và toàn hiện. Vậy tại sao chúng ta lại tự đặt ra những giới hạn cho bản thân mình? Như vậy chẳng phải chúng ta đang tự chối bỏ phúc âm mà Thiên Chúa toàn năng dành cho chúng ta sao?

Nỗ lực thể hiện tài năng, sự giàu có hay sáng tạo đều là nỗ lực làm cho sự Toàn năng của Thiên Chúa hiện hữu thông qua chúng ta. Điều đó hoàn toàn tuân theo Thánh Ý của Đấng toàn năng. Những kẻ chống lại sự sáng tạo, không tôn trọng sự tồn tại của bản thân và những sinh mệnh khác, những kẻ chịu sống trong nghèo đói và hèn mọn chính là tội đồ. Những kẻ đó đã làm trái Thánh Ý, đi ngược lại với sự phong phú của Đấng toàn năng, làm cho Đấng toàn năng trở nên thấp hèn qua sự hiện diện của họ.

Nhưng với tình thương bao la của Thiên Chúa toàn năng, mọi tội lỗi sẽ được miễn xóa cho những ai biết trở về nương tựa nơi Đấng toàn năng – tin tưởng vào sự phong phú và công bình của Ngài.

Đức Chúa Giê-su đã tìm ra cách làm cho những phẩm chất thần thánh của Thiên Chúa toàn năng hiện hữu nơi Ngài ấy. Và Ngài đã và đang hướng dẫn chúng ta cách làm cho những phẩm chất thần thánh của Đấng toàn năng hiện hữu nơi chúng ta.

Làm cho tính thần thánh hiện hữu ra bên ngoài

Khi nhìn vào tiến trình sinh mệnh của mình, chúng ta sẽ thấy những vòng lặp liên lục đưa vào bên trong và đi ra bên ngoài. Khi mới sinh ra, chúng ta chưa biết nói, chưa biết hành động, chưa biết bộc lộ cảm xúc. Chúng ta học hỏi và tiếp thu từ bên ngoài, đầu tiên là phát âm bằng cách lắng nghe thụ động mỗi ngày và rồi chúng ta biết dùng âm thanh để diễn đạt, tiếp đến là học cách vận động, rồi học cách biểu lộ cảm xúc… đều là quá trình đưa vào bên trong và đi ra bên ngoài.

Một sinh mệnh không thể chỉ đi vào bên trong, và cũng không thể chỉ đi ra bên ngoài. Sự vận động này phải có sự hài hòa, nguồn cung cấp và nhu cầu tương xứng chúng ta sẽ đạt trạng thái cân bằng. Khi nhu cầu vượt quá nguồn cung, chúng ta cảm thấy đói khát và thiếu thốn. Khi nguồn cung vượt quá nhu cầu, chúng ta trở nên mất kiểm soát.

Mục 20-21, Thư bàn giao tuần 20 trong cuốn The Master Key System – 24 Bài Học Thần Kỳ Nhất Thế Giới nói về “Nguyên tắc nguồn cung tương ứng với nhu cầu” như sau:

Để có nguồn cung lớn hơn, nhu cầu của bạn phải tăng lên. Khi bạn gia tăng nhu cầu một cách có ý thức, thì nguồn cung sẽ tăng theo. Lúc đó, bạn sẽ thấy mình tiếp cận được một nguồn cung cấp sự sống, năng lượng, và sức sống ngày càng lớn hơn.

Chúng ta sẽ không thở nếu cơ thể không cần trao đổi khí O2 và CO2, chúng ta cũng sẽ không ăn nếu cơ thể không cần dưỡng chất. Cũng như vậy, chúng ta sẽ không nỗ lực vươn lên nếu đời sống đã no đủ. Đó là lý do phần lớn những người giàu có thường có xuất thân bần hàn, vì nhu cầu được trở nên giàu có luôn thường trực trong tâm trí họ.

Một người luôn khát khao hạnh phúc vì cuộc đời họ đã gặp quá nhiều bất hạnh. Và khi nhu cầu đó hiệu hữu thường trực trong tâm trí, cuối cùng họ sẽ tìm thấy hạnh phúc. Dù cho hành trình ấy gian lao vất vả thế nào, đó cũng chỉ là những nguyên liệu mà Đấng toàn năng đưa đến để dạy dỗ và hướng dẫn người đó.

Bạn muốn mạnh mẽ hơn trong cuộc sống ư? – Hãy trau dồi ý thức về sự mạnh mẽ. Bạn muốn khỏe mạnh hơn? – Hãy trau dồi ý thức về sức khoẻ. Bạn muốn hạnh phúc hơn? – Hãy trau dồi ý thức về hạnh phúc.

Đó là lời mở đầu trong tuần đầu tiên của The Master Key System – 24 Bài Học Thần Kỳ Nhất Thế Giới. Rằng chúng ta phải có nhu cầu trước tiên và sau đó là trau dồi ý thức về nhu cầu đó. Từng chút một, nguồn cung sẽ đến tương xứng với mức độ trau dồi ý thức của chúng ta về nhu cầu đó.

Người tìm kiếm thực sự cuối cùng sẽ tìm ra cách để thực hiện mong muốn của mình. Dù vô tình hay hữu ý, chúng ta đặt tâm trí của mình vào sự hài hòa với Tâm trí Phổ quát. Bằng cách trau dồi ý thức về nhu cầu của bản thân, chúng ta đang tìm kiếm hạt giống từ bên trong, và nuôi dưỡng chúng với niềm tin vào sự phong phú của Vũ trụ toàn năng.

Duong Kiyosaki
WRITTEN BY

Duong Kiyosaki

Là một Speaker, công việc của tôi là truyền cảm hứng tới mọi người.

Để lại một bình luận